Trà là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Trà có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng hai dạng phổ biến nhất là trà tươi và trà khô.
Bài viết này Thiên Mộc sẽ chia sẻ cho bạn 5 sự khác biệt giữa 2 loại trà để bạn hiểu rõ hơn và có thể lựa chọn loại trà phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình nha.
1. Quy trình chế biến
1.1 Trà tươi:
Là lá trà mới được hái, chưa qua bất kỳ quá trình chế biến nào. Ngay sau khi được thu hoạch, thường được rửa sạch và có thể sử dụng ngay. Trà tươi có thể giữ nguyên được độ ẩm và các thành phần tự nhiên có trong lá trà. Thường được sử dụng trong các phương pháp y học cổ truyền hoặc chế biến thành các món ăn và đồ uống đặc biệt.
1.2 Trà khô:
Trà khô sẽ được trải qua một quá trình chế biến phức tạp hơn. Sau khi thu hoạch, lá trà sẽ được héo, cuộn, lên men (đối với một số loại trà), và cuối cùng là sấy khô. Quá trình này không chỉ giúp bảo quản được lâu hơn mà còn tạo ra các hương vị đặc trưng khác biệt.
Mỗi loại trà khô như: trà xanh, trà đen, trà ô long, tất cả đều có quy trình chế biến riêng biệt, từ đó mang lại những đặc tính riêng về hương vị và màu sắc của từng loại.
2. Hương vị và mùi hương
2.1 Trà tươi:
Trà tươi có hương vị nhẹ nhàng, tươi mát và thanh khiết. Do không qua bất kỳ quá trình chế biến nào nên vẫn giữ nguyên được hương vị tự nhiên của lá trà, mang lại cảm giác tươi mới và dịu nhẹ. Mùi hương cũng rất đặc trưng, thường là hương thơm tự nhiên của lá trà xanh.
2.2 Trà khô:
Nhờ vào quá trình chế biến, thường có hương vị đa dạng hơn. Ví dụ, trà xanh có hương vị thanh mát, trà đen có hương vị đậm đà. Trong khi đó trà ô long lại kết hợp hương vị của cả hai, mang lại hương vị phong phú và tinh tế. Mùi hương thường nồng nàn và sâu lắng hơn, và mỗi loại trà có một mùi hương đặc trưng riêng, từ mùi cỏ mới cắt, mùi hoa đến mùi khói hoặc mùi đất.
3. Công dụng và Lợi ích sức khỏe
3.1 Trà tươi:
Trà tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng và enzyme tự nhiên do không qua quá trình chế biến nhiệt độ cao. Lá trà giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, do không được chế biến, trà tươi có thời gian bảo quản ngắn và dễ bị hư hỏng.
3.2 Trà khô:
Trong khi đó, trà khô vẫn giữ được nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe mặc dù đã qua quá trình chế biến. Các chất có trong lá trà giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Ví dụ trà xanh chứa nhiều EGCG, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trà đen chứa theaflavin và thearubigin, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tiêu hóa. Trà ô long có thể giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện quá trình trao đổi chất. Và đặc biệt hơn là trà khô cũng có ưu điểm là bảo quản được lâu và dễ dàng vận chuyển.
4. Cách sử dụng và pha chế
4.1 Trà tươi:
Trà tươi thường được sử dụng ngay sau khi hái để đảm bảo hương vị và giá trị dinh dưỡng. Khi pha bạn nên sử dụng nước ở nhiệt độ khoảng 80-85°C và ngâm trong thời gian ngắn để tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên. Loại trà này thường không bảo quản được lâu và cần được sử dụng trong vòng vài ngày sau khi hái.
4.2 Trà khô:
Thường được sử dụng phổ biến hơn do tính tiện lợi và có thể được bảo quản trong thời gian dài nếu được giữ trong điều kiện khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Để pha bạn cần đong lượng trà thích hợp và ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ và thời gian phù hợp với từng loại trà.
- Trà xanh: 70-80°C, ngâm từ 1-3 phút.
- Trà trắng: 75-85°C, ngâm từ 4-5 phút.
- Trà ô long: 85-90°C, ngâm từ 3-5 phút.
- Trà đen: 90-100°C, ngâm từ 3-5 phút.
5. Truyền thống
5.1 Trà tươi:
Trà tươi thường được sử dụng trong các truyền thống dân gian, lễ hội và các phương pháp y học cổ truyền. Ngoài ra, còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các món ăn và nước ép và cũng thường được sử dụng trong các buổi trà đạo.
5.2 Trà khô:
Trà khô được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm, tạo nên các sản phẩm như trà túi lọc, trà hòa tan…. Và cũng là món quà phổ biến, mang lại giá trị văn hóa và tinh thần sâu sắc.
Mặc dù đều xuất phát từ cùng một cây trà, nhưng lại có những sự khác biệt rõ rệt về quá trình chế biến, hương vị, lợi ích sức khỏe, cách sử dụng và truyền thống. Cả hai loại trà đều có những đặc trưng riêng. Hy vọng qua bài viết này của Thiên Mộc, bạn đã có thể hiểu thêm về 2 loại trà này và có thể chọn được cho mình loại trà phù hợp với nhu cầu, sở thích.